LƯU Ý KHI LÀM MARKETING F&B
MARKETING LÀ LÀM GÌ
Trước khi đi vào làm Marketing cho ngành F&B, thì Marketing là việc quan trọng mà bất kỳ ai khi vận hành công ty, từ doanh nghiệp lớn cho đến các startup nhỏ, cho đến các chủ tiệm, chủ quán, người buôn bán đều phải tìm hiểu và thực hiện mỗi ngày để giúp doanh nghiệp/cửa hàng tiếp cận nhiều khách hàng hơn, chốt đơn tốt hơn.
Nói một cách “sách vở”, Marketing đã trải qua nhiều giai đoạn đổi mới và phát triển, mọi người có thể đã quen thuộc với các thuật ngữ Marketing 1.0, 2.0, 3.0, 4.0 và gần đây là tới 5.0.
Marketing 1.0 tập trung vào Sản phẩm.
Marketing 2.0 tập trung hướng tới Người tiêu dùng
Marketing 3.0 tập trung hướng đến “Con người” và các giá trị sống
Marketing 4.0 tập trung vào việc chuyển đổi số, số hóa các hoạt động
Và gần đây chúng ta đã được nghe tới Marketing 5.0: ứng dụng Công nghệ vào việc tạo ra nâng cao trải nghiệm, giá trị của sản phẩm, dịch vụ xuyên suốt hành trình của khách hàng.
LÀM MARKETING CHO DỊCH VỤ ĂN UỐNG
Nói một cách nôm na, bao gồm cả marketing cho ngành F&B, chúng ta từ việc tập trung vào quảng cáo điểm tốt của sản phẩm, chuyển sang bám sát vào nhu cầu khách hàng để quảng cáo, bước tới đem lại giá trị không chỉ cho khách mà còn cho công đồng, cho xã hội, chuyển tới số hóa, tự động hóa và nay đang dần tăng cường giá trị cho khách thông qua công nghệ.
Còn nói một cách thực tế, mỗi hoạt động Marketing hằng ngày từ nhỏ tới lớn đều góp phần ảnh hưởng đến hình ảnh và hoạt động kinh doanh của công ty. Ví dụ như quán ăn, Từ việc chọn tung ra món ăn gì, điểm đặc biệt của món ăn, hoặc điểm đặc biệt của dịch vụ cho đến việc đăng bài lên fanpage giới thiệu, chạy quảng cáo hoặc chọn những reviewer phù hợp, đều là công việc Marketing.
Theo kinh nghiệm, dù quảng cáo, khuyến mãi hay đến mấy, các tiêu chí bền vững để giữ chân khách hàng vẫn là chất lượng thực sự của sản phẩm, dịch vụ,…
Về sản phẩm, Xuyên suốt Menu, nên chọn ra các món ăn để đặt làm điểm Signature, có nghĩa là khách hàng thường sẽ nhớ đến bạn nhờ vào món ăn/thức uống đó.
Về setup, nên là một nơi khiến người dùng thoải mái, đó có thể không phải sang trọng để checkin như nhà hàng 5 sao, hoặc không phải chill êm đềm nhờ có được vị trí đắc địa, view siêu đẹp, thì nó nên khiến khách hàng thoải mái. Ví dụ: Nhiều cây xanh, phong cách tối giản, có khu checkin, hoặc màu mè dễ thương, hoặc vintage mát mắt… Hãy chọn cho mình 1 phong cách phù hợp, không ai muốn vào một quán ăn nhếch nhác cả, dù món ăn ngon tới mấy.
Về dịch vụ, để ý tới những điều nhỏ nhất, với ngân sách thấp nhất vẫn khiến khách hàng hài lòng, một trong số đó là khăn giấy ăn in logo, khăn giấy hộp, hoặc tăm miễn phí cho khách hàng.
Đây đều là những vật dụng nhỏ nhưng có “võ”, bạn có thể tham khảo khăn giấy in Logo tại Thiên An Nam với chi phí hợp lý và chất lượng tốt nhất nhé.
Trong thời đại cạnh tranh ngày nay, dù là kinh doanh gì thì cũng sẽ gặp nhiều khó khăn và đều cần những nỗ lực Marketing và Vận hành để có thể thu hút thêm được khách hàng và bán ra được sản phẩm và dịch vụ.